Sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện sao cho đúng cách? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm cách dùng máy lạnh hàng ngày mà vẫn tiết kiệm tiền điện hàng tháng nhé.
Chọn máy lạnh công suất phù hợp diện tích phòng
Yếu tố quan trọng đầu tiên chính là việc chọn máy lạnh tiết kiệm điện có công suất làm lạnh phù hợp với diện tích phòng. Nếu phòng có diện tích lớn nhưng bạn lại chọn máy lạnh có công suất làm lạnh nhỏ, máy sẽ phải hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đủ để làm mát cho căn phòng. Ngược lại nếu phòng có diện tích nhỏ mà sử dụng điều hòa công suất lớn sẽ dẫn đến hao phí điện năng không cần thiết.
- Phòng 15m2 trở xuống: Chọn máy lạnh công suất 9000 BTU
- Phòng từ 15 – 20m2: Chọn máy lạnh công suất 12000 BTU
- Phòng từ 20 – 30m2: Chọn máy lạnh công suất 18000 BTU
- Phòng từ 30 – 40m2: Chọn máy lạnh công suất 24000 BTU
Đặt nhiệt độ làm lạnh phù hợp
Mức nhiệt độ làm lạnh phù hợp nhất từ 23 – 27 độ C, bạn không nên đặt nhiệt độ xuống thấp quá sẽ khiến máy phải hoạt động hết công suất gây hại máy lạnh và tốn điện năng tiêu thụ. Trường hợp cần làm mát nhanh căn phòng, có thể sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện có trang bị công nghệ làm lạnh nhanh Turbo, PowerFul như điều hòa Casper, Daikin…
Hạn chế phòng không bị hấp nhiệt
Nếu phòng bạn có các cửa sổ, cửa kính, bề mặt nắng chiếu vào nhiều, bạn cần lắp thêm rèm cửa, đóng kín cửa, tránh để có các khe cửa hở sẽ khiến máy lạnh phải hoạt động mạnh gây hao tốn điện năng.
Dùng quạt kết hợp với máy lạnh tiết kiệm điện
Dùng quạt điện để giúp cho gió lạnh trong phòng được lan tỏa đều khắp không gian, giúp phòng mát lạnh hơn mà bạn không cần hạ nhiệt độ máy lạnh xuống thấp.
Không bật tắt máy lạnh liên tục và ngắt aptomat sau khi tắt
Bật / tắt điều hòa liên tục vừa làm tuổi thọ của máy nhanh giảm và còn gây lãng phí điện năng tiêu thụ vì khi đó máy nén sẽ phải hoạt động mạnh mới đủ làm mát nhanh căn phòng theo yêu cầu của bạn thay vì hoạt động bình thường với mức nhiệt độ được duy trì sẽ tốt hơn.
Sau khi tắt máy lạnh bằng điều khiển, hãy tập thói quen ngắt aptomat để tránh thất thoát điện ngầm.
Kiểm tra ống dẫn và che chắn dàn nóng ngoài trời
Nên vệ sinh dàn lạnh và đường ống dẫn thường xuyên, tránh bụi bẩn bám lại gây tắc nghẽn cản trở hệ thống làm lạnh. Nên lắp đặt dàn nóng ngoài trời ở vị trí cách tường tầm 30cm và nơi thoáng mát để tăng tốc độ làm lạnh của máy.
Không để đồ chắn tầm gió của máy lạnh
Dù máy lạnh được thiết kế tấm tản gió giúp cho khí lạnh tỏa đúng hướng, nhưng bạn vẫn nên sắp xếp các đồ đạc trong phòng hợp lý và gọn gàng, để không làm chắn tầm lưu thông gió, giúp cho hoạt động làm lạnh của điều hòa được tối ưu và tiêu tốn ít điện năng hơn.